Trang chủ Tin tức & Sự kiện PHONG CÁCH WABI SABI – VẺ ĐẸP NGHỆ THUẬT ĐẾN TỪ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG HOÀN MỸ

PHONG CÁCH WABI SABI – VẺ ĐẸP NGHỆ THUẬT ĐẾN TỪ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG HOÀN MỸ

I. Phong cách thiết kế Wabi-Sabi là gì?

“Wabi Sabi” không có nghĩa dịch chính xác. Đối với người Nhật, wabi sabi là một cảm giác hơn là một khái niệm.

Đối với phong cảnh, vật thể và thậm chí cả con người, wabi sabi là sự trân trọng vẻ đẹp của những thứ sẽ biến mất. Kể cả khi không biến mất thì sự bào mòn của thời gian cũng khiến nhiều sự vật khoác lên một tấm áo quyến rũ khác. Đó là sức quyến rũ của tuổi già, của sự tàn phai.

“Wabi” có nghĩa là sự thanh lịch, tinh tế nhưng không phô trương thông qua sự mộc mạc, đơn giản và tự nhiên.

“Sabi” nghĩa là “sự in dấu của thời gian”, là nhận thấy được nét đẹp trong những khiếm khuyết bộc lộ dần theo năm tháng thể hiện bằng cách vạn vật sinh ra, phát triển, già đi và suy tàn. 

Wabi Sabi mang âm hưởng của mùa xuân. Một mùa xuân dồi dào sức sống nhưng không kém phần dửng dưng trong một lớp vỏ bọc tĩnh lặng.

II/ Đặc điểm của phong cách Wabi Sabi

Để hiểu một cách chi tiết hơn, Wabi có nghĩa là những gì mộc mạc, giản dị, sẵn có từ thiên nhiên ban tặng. Sabi nghĩa là minh chứng của thời gian, là nét đẹp trường tồn theo năm tháng. Phong cách sống Wabi Sabi đề cao vẻ đẹp của những điều không hoàn hảo và nhận ra vẻ đẹp do thời gian in dấu. Hay nói cách khác, phong cách sống Wabi Sabi là vẻ đẹp của những bất toàn, sự vô thường và dang dở.

Wabi Sabi tập trung vào việc “tìm lại vẻ đẹp nguyên bản”, khiêm tốn và không tô điểm. Bởi với quan điểm thiết kế Wabi Sabi “quá hoàn hảo sẽ là không hoàn hảo”. Triết lý Wabi-sabi cho rằng, mọi sự vật trên đời đều không hoàn hảo. Và chính sự không hoàn hảo đó đã tạo nên vẻ đẹp một cách tự nhiên, không trùng lặp.

III/ 7 yếu tố nổi bật của nội thất wabi sabi

Để thiết kế phong cách Wabi Sabi, bạn không bắt buộc phải tiết giản mọi thứ. Nếu nó có ý nghĩa, hãy lưu giữ. Mục đích của sự đơn giản là tạo cảm giác yên bình.

1./ Sự tự nhiên (Shizen)

Wabi-Sabi thể hiện quá trình “già” đi một cách tự nhiên của mọi sự vật. Vì vậy, khi bắt đầu trang bị nội thất, bạn nên lựa chọn những món đồ có thể chịu được thử thách của thời gian.

Wabi sabi nói về sự vô thường, và không có gì là mãi mãi. Vì vậy hãy giữ lại các đồ đạc có in dấu thời gian. Nên nếu bạn đang thiết kế theo phong cách Wabi Sabi, hãy tránh những đồ vật sáng bóng. Thay vào đó hãy tìm những món đồ trang trí hữu cơ.

2./ Giữ mọi thứ đơn giản (Kanso)

Triết lý Wabi-Sabi là tìm kiếm sự đơn giản. Đương nhiên, phong cách trang trí của bạn phải phù hợp với hệ tư tưởng này. Tránh trang trí quá mức. Đồ nội thất chú trọng chức năng, thiết thực và bền. Đặc biệt, đồ nội thất bằng gỗ được khuyến khích.

3./ Bất đối xứng (Fukinsei)

Bất cứ điều gì quá đối xứng sẽ phá vỡ bản chất của wabi sabi. Triết lý của Wabi Sabi là chấp nhận sự không hoàn hảo. Vì vậy nếu nội thất có tất cả các yếu tố trên, nhưng có nhiều tính chất đối xứng, thì nó sẽ không được coi là wabi sabi.

4./ Sự tĩnh lặng (Seijaku)

Đó là một trạng thái tâm trí của thể chất hoặc hoạt động tinh thần. Để đạt được điều này, cần loại bỏ tất cả những thứ lộn xộn không cần thiết, hoặc dùng đồ nội thất tối giản. Cố gắng tạo không gian mở và hòa mình vào đó và đón nhận chúng.

“Khi bạn cảm thấy áp lực trong công việc, bạn có thể bước ra ngoài, đi dạo & và nghỉ ngơi”. Phong cách Wabi Sabi đề cao sự tĩnh lặng, nhằm giúp tâm trí có một tư duy sáng suốt hơn.

5./ Vẻ đẹp tiềm ẩn (Shibumi)

Làm nổi bật bất cứ thứ gì cũ kỹ là điều phổ biến và cần thiết với thiết kế Wabi Sabi. Vấn đề là chấp nhận những gì cũ kỹ và tìm thấy vẻ đẹp trong đó. Thay vì cố gắng loại bỏ các yếu tố bị “lão hóa” tự nhiên, hãy thử sử dụng chúng.

Những vết nứt và độ bóng dần mờ đi trên những bình trà đạo là biểu tượng minh chứng cho thấy những món đồ ấy đã gắn bó lâu dài với cuộc sống của chúng ta và cả những thế hệ đi trước.

6./ Tinh tế & Sâu sắc (Yugen)

Những gì không thể hiển hiện bằng từ ngữ, hoặc cảm nhận được bằng giác quan, thì đó chính là Yugen. Nói cách khác, Yugen không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài (hoặc đó chỉ là một phần nhỏ). Vẻ đẹp nằm ở sâu thẳm bên trong. Thậm chí phải tưởng tượng mới thấy hết được.

Sự tinh tế được thể hiện trong đồ nội thất như vách ngăn mờ hoặc rèm cửa. Một chút bí ẩn bằng cách giấu hờ hững, mà không chặn chúng khỏi tầm mắt.

7./ Sự tự do – Datsuzoku

“Khi bạn chấp nhận sự không hoàn hảo của thiên nhiên và cuộc sống, bạn cũng sẽ mở lòng đón nhận những điều chưa biết và khác thường”. Khi bạn áp dụng nguyên tắc này vào cuộc sống của mình, bạn sẽ giải phóng bản thân khỏi áp lực của các quy tắc, giới hạn và tiêu chuẩn của xã hội. Đó chính là ý nghĩa của Datsuzoku. 

Vì đề cao sự tự do, Datsuzoku cho phép vô số ý tưởng trong thiết kế nội thất. Ví dụ: sử dụng những chiếc bình có vết nứt, bể…để minh chứng cho thời gian chúng đã tồn tại.

IV./ Áp dụng phong cách Wabi-Sabi cho nhà ở, căn hộ

Đây không phải là một “hướng dẫn” về thiết kế wabi sabi, nhưng nếu bạn đang tìm cách để kết hợp cho căn hộ, thì 3 lời khuyên sau sẽ rất hữu ích: 

Mộc mạc tự nhiên: phong cách wabi-sabi Nhật Bản nhấn mạnh đặc tính mộc, giản dị. Trang trí thủ công, vật liệu thô và màu sắc tự nhiên độc đáo. Những bề mặt tường gồ ghề được chào đón hơn trong thiết kế wabi sabi, thay vì bức tường có bề mặt nhẵn. Tường bê tông sẽ cho một cái nhìn hiện đại hơn. Với chất liệu vải, hãy chọn vải bông, vải lanh hoặc len.

DIY: áp dụng nghệ thuật cổ xưa của kintsugi. Nếu bạn muốn có phong cách wabi-sabi, bạn có thể tự làm bất cứ món đồ nào có thể có xung quanh bạn. Ví dụ tận dụng gốc cây để làm ghế đẩu. Bạn thậm, chí có thể lấy một tấm ván cũ để làm một chiếc ghế băng dài.

Màu sắc: thiết kế nội thất nên được thực hiện với màu sắc trung tính và hài hòa. Phong cách wabi-sabi là một phong cách trang trí tự nhiên, tính cách điềm tĩnh. Sử dụng tông màu ấm, màu be, cho phòng kiểu Nhật và tông màu xám hoặc tối cho phòng khách. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng gọi đến số 0905 960999 hoặc nhắn tin trực tiếp TẠI ĐÂY

_______________________________

APEN Architecture 

Website: https://apen.vn/

Tel: (84-0236)3828062  – 0905.960999

Email: architecture.apen@gmail.com

Trụ sở 1: 100 Triệu Nữ vương, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

Trụ sở 2: 22 Lê Thánh Tôn, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

Bài viết liên quan